HỒ SƠ NHÂN KHẨU

Dân số người Mỹ gốc Á, cả ở cấp quốc gia và cấp địa phương, đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm qua. Là nhóm người thiểu số tăng trưởng nhanh nhất trong nước, họ chiếm khoảng 5% dân số cả nước, tức là khoảng 17,5 triệu người.

Ở Hạt Montgomery, dân số người Mỹ gốc Á vẫn tiếp tục tăng lên. Ước tính có gần 42% dân số người Mỹ gốc Á của tiểu bang Maryland sống ở Hạt Montgomery. Chiếm khoảng 15% dân số của Hạt, dân số người Mỹ gốc Á có hơn 20 nhóm sắc tộc khác nhau.

Ngoài sự đa dạng về sắc tộc, dân số người Mỹ gốc Á cũng đa dạng về tuổi tác. Tuổi trung bình của người Mỹ gốc Á ở Hạt Montgomery là 41. Dân số người Mỹ gốc Á cao tuổi cũng tăng mạnh. Thực tế, người Mỹ gốc Á cao tuổi là nhóm người thiểu số lớn nhất trong nhóm người trên 65 tuổi ở Hạt Montgomery.

Huyền thoại thiểu số tiêu biểu

Trong quá khứ, nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ đã phải đối diện với nạn kỳ thị xuất phát từ lời đồn đại về “nhóm thiểu số kiểu mẫu”, lời đồn đại này hàm ý tỷ lệ người Mỹ gốc Á đạt được thành công về kinh tế xã hội cao hơn so với các nhóm dân số khác. Bất kể những mô thức khác biệt về việc di cư vào Hoa Kỳ, sự tách biệt về văn hóa, ngôn ngữ phổ biến và các mức thành tựu khác nhau trong giáo dục và thành công trong nghề nghiệp, lời đồn đại về nhóm thiểu số vẫn luôn được lưu truyền. Điều này có thể gây ra sự bất công bằng và thậm chí còn có hại cho các cộng đồng người Mỹ gốc Á đang phải đấu tranh để mọi người có nhìn nhận rõ ràng và chú ý đến những thành viên có thu nhập thấp hoặc là người nhập cư cần được hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế của địa phương.

Sự thật là, nhiều người Mỹ gốc Á—ở Hạt Montgomery và trên khắp đất nước—phải chật vật thanh toán hóa đơn hàng tháng, sống và làm việc trong các môi trường không an toàn và không đủ khả năng chi trả hoặc không biết cách tiếp cận chăm sóc y tế thỏa đáng. Với sự bắt đầu của lời đồn đại về nhóm thiểu số kiểu mẫu này, các nhu cầu của người Mỹ gốc Á thường bị hao mòn, không được công nhận và không được đáp ứng đầy đủ.